Điều gì khiến bạn phải luôn suy nghĩ đến việc thay đổi bản thân trong mỗi thập kỷ?

thay đổi công việc

Quan điểm ở đây chính là tâm thế của bạn mỗi khi hoạch định mỗi 10 năm, bạn làm gì, bạn sống như thế nào,…Bởi vì rào cản của thành công cũng chính là thành công, chứ không phải là thất bại khi bạn làm gì đó.

Góc nhìn của bài viết có thể khiến bạn không ngay lập tức đồng tình, nhưng cũng là lúc bạn nên suy ngẫm. Hãy để tôi giải thích lý do tại sao tôi lại có quan điểm này.

 

Tác giả và chuyên gia về “hạnh phúc” Arthur Brooks hiện đang làm việc tại Đại học Harvard ủng hộ việc thay đổi sự nghiệp, và cách bạn sống một cuộc đời khác trong mỗi thập kỷ. Ông ấy là ví dụ điển hình của việc đó, khi mà trong những năm 20 tuổi, ông làm nhạc sỹ, và sau đó học bằng Tiến sỹ Kinh tế trực tuyến và trở thành giáo sư Đại học trong vòng 15 năm tiếp theo; sau đó ông lại làm cho một công ty phi lợi nhuận thuộc Chính phủ Mỹ trong 10 năm nữa. Từ đó trở về sau, ông lại trở thành người viết sách, giáo sư Harvard và là chuyên gia giảng dạy về hạnh phúc.

 

Theo lẽ suy nghĩ thông thường, ông ấy đã có thể yên vị ở ngành nghệ thuật, và trở thành chuyên gia sáng tác nhạc, hay trong ngành Kinh tế học, hoặc tổ chức phi chính phủ để từ từ thăng tiến. Nhưng với mỗi sự thay đổi, mức độ ảnh hưởng của ông ngày càng gia tăng. 

 

Job Satisfaction or Long-term Job Stability? Turns Out It's Hard to Have Both | TIME.com

 

Nhà nghiên cứu Vật lý David Sackett nổi tiếng với phong trào “Evidence-based Medicine” (EBM) trong những năm 70 và 80 tin rằng sau khi trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, điều bạn cần làm tiếp theo là… rời bỏ nó. Bởi sự thật là các chuyên gia thường trì hoãn sự tiến bộ tiếp theo, bởi nỗ lực sáng tạo những ý tưởng mới trong công việc đã được họ sáng tạo ra trước đó, và sau khi trở thành chuyên gia, họ đang dành phần đời còn lại của mình để bảo vệ những ý tưởng đó thôi. Người trẻ tuổi sẽ làm việc đó tốt hơn, họ không hẳn là chuyên gia nhưng sẽ luôn là người nảy ra những ý tưởng đột phá mới. Sau đó, họ sẽ trở thành chuyên gia, và lại tiếp tục vòng xoay trên.

 

Nói cách khác, rào cản lớn nhất của thành công vẫn là thành công. Bạn nên suy nghĩ việc thay đổi công việc, cuộc sống của bạn mỗi 10 năm. Có thể là 5 năm nếu mọi thứ trở nên quá tệ, hoặc dài hơn 15 năm nếu mọi thứ đều tốt đẹp. Nhưng thay đổi vẫn là điều bạn luôn phải cân nhắc. Khi bạn trở nên thành công, bạn sẽ mãi dừng tại đó và lặp đi lặp lại những gì mình làm mãi mãi. Một số người bắt đầu ở tuổi 30, và nổi tiếng trước tuổi 40, sau đó họ có danh tiếng, nguồn thu nhập ổn định và lặp lại điều đó cho đến 40 năm nữa. Kết cục là bạn dành 1/2 cuộc đời để không làm gì…mới. Và người đó được xem là thành công?!

 

Vấn đề nằm ở việc những thành công sớm đã cản trở bạn tiến đến những thành công sau đó, có khi còn lớn hơn, và tác động rộng rãi hơn

Những cô câu học sinh vẫn luôn áp lực mỗi khi chọn ngành nghề học Đại học. Khi tôi chứng kiến điều đó, tôi cảm thấy khá hài hước. Các em đều đang gánh những áp lực vô hình khi phải đứng trước việc ra quyết định công việc mà chúng xem là “gắn bó cả đời”. Điều cần làm của chúng đơn giản hơn là thay đổi góc nhìn, tập trung làm gì trong 10 năm tới. Dù có thành công hay thất bại, chúng nên có kế hoạch thay đổi, và quản trị sự thay đổi. Nhưng nếu bạn đang khá thành công với điều gì đó, đây cũng là lúc bạn có thể mạo hiểm một chúc, mở ra cơ hội cho bản thân làm điều gì đó với “quả ngọt” còn lớn hơn thành công hiện tại. Hãy đợi xem! 

 

Bài viết được lược dịch từ bài viết gốc Why You Should Change Your Life Every Decade?” của ​​Nassir Ghaemi M.D., M.P.H.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *