Đâu mới là thước đo thành công học tập hay công việc của bạn?

Việc nhìn nhận thành công là điều cần thiết, và bạn có thể bắt gặp nhiều định nghĩa của thành công từ những vĩ nhân, doanh nhân, triết gia trên thế giới. Tuy nhiên, để có đầy đủ khái niệm của thành công, dù trong bất cứ việc gì như học tập, hay chuyển đổi công việc,… thì bạn cần hiểu về thước đo của thành công.

Thước đo thành công của bạn được định nghĩa như thế nào?

Có ba loại thước đo thành công mà thầy Giản Tư Trung đề cập trong chia sẻ gần đây nhất như sau:

  1. Thứ nhất là thước đo của sự chiếm hữu (to have): thành công đó là khi bạn chiếm được càng nhiều của cải, vật chất từ các thương vụ làm ăn, công việc càng tốt. Còn nếu như trong học tập, thì sự chiếm hữu đến từ các thành tích, điểm số, bằng khen, giấy chứng nhận…
  2. Thứ hai là thước đo của sự cống hiến (to give): thành công đó là khi người cống hiến, cho đi càng nhiều trong công việc, trong cuộc sống càng tốt.
  3. Thứ ba là thước đo bằng cách sống của mình (to be): thành công đó là khi bản thân không ngừng khai phóng bản thân của mình và sống theo những quan sát, ghi nhận và cải thiện cuộc sống dựa trên trải nghiệm của mình.

Trên thực tế, thước đo thành công thứ ba đã bao hàm hai thước đo đầu tiên bởi việc đặt ra mục tiêu phát triển bản thân, không ngừng cải tiến liên tục chính là một trong những tuyên ngôn rằng bạn vừa cống hiến vừa có khả năng thành công trong vật chất, hay học tập. Cuối cùng, mục tiêu của thước đo thứ ba là trở thành con người tự do và làm chính mình.

Mời bạn theo dõi đoạn chia sẻ ý nghĩa trên:

Bạn cần làm gì để đổi đời?

Để đổi đời thành công, bạn cần phải là người định nghĩa rất rõ thước đo thành công của mình. Bạn có thể đặt ra mục tiêu ban đầu của mình như:

  • Quyết tâm học tập để có được một công việc tốt hơn, lương cao hơn với môi trường phát triển hơn
  • Quyết tâm phải thật xuất sắc tại chỗ làm
  • Quyết tâm phải giàu có về tiền bạc trong 1-2 năm tới

Dù là gì đi chăng nữa, bạn phải hiểu tiêu chí nào cấu thành thành công trên, liệu nó phù hợp với cách sống của bạn và có trách nhiệm với những người xung quanh. Bạn tự đặt ra câu hỏi và theo đuổi nó đến cùng, như:

  • Liệu tôi có thể phù hợp học tập không ngừng trong thời gian ít nhất 6 tháng để có được công việc mới dù cho nhiều lúc cảm thấy chán nản. Liệu chán nản có làm tôi buông xuôi và kỷ luật có phải thuộc về tính cách mà tôi có thể rèn luyện?
  • Liệu tôi đã bao giờ nghĩ đến việc đọc thêm tài liệu chuyên ngành về lĩnh vực tôi đang làm vào những đêm tối mệt ngoài sau giờ làm?
  • Liệu tôi đã bao giờ nghĩ về cách quản lý chi tiêu và đa dạng nguồn thu nhập?

Bạn đã trả lời được những câu hỏi về mình sau khi đặt mục tiêu thành công trong tương lai? Vậy thì đã đến lúc bạn hành động và phát triển thật nhanh. Cầu chúc bạn sẽ thành công với những mục tiêu đổi đời của chính mình!

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *